CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HÓA HỌC

.Hóa học là bộ môn khoa học có khối lượng lớn kiến thức cả về phương diện lí thuyết lẫn thực nghiệm, song lại rất gần gũi, “thân thiện” với đời sống. 
Muốn học tốt bộ môn khoa học này đòi hỏi người học phải là người nắm vững lí thuyết, bản chất hiện tượng hoá học, nắm vững các kiến thức cơ bản đã được học để giải quyết một hay nhiều vấn đề mới. Tuy nhiên lí thuyết hoá thường khó nhớ, đặc biệt là các phương trình hoá học.  Muốn vậy:

Điều đầu tiên là phải chú trọng học tốt phần lí thuyết, nắm vững kiến thức cơ bản, tức là không chỉ nhớ được tính chất hoá học của các chất, mà còn phải hiểu bản chất, hiểu tại sao các chất lại có tính chất hoá học như vậy. Ví dụ: NH3 và HNO3 đều là hợp chất của nitơ, nhưng tại sao NH3 lại có tính khử, còn HNO3 lại có tính oxi hoá? Đó là bởi trong NH3, số oxi hoá của N là -3 nhỏ nhất, chỉ có thể tăng lên, nên NH3 có tính khử. Còn trong HNO3, số oxi hóa của N là +5 lớn nhất, nên chỉ có thể giảm xuống, vì vậy HNO3 có tính oxi hoá.

Bám sát kiến thức trên lớp, chú ý những gì thầy cô giảng trên lớp. Về nhà nên giành thời gian để học lại  phần kiến thức này, sau đó tìm hiểu các câu hỏi, bài tập ở cuối mỗi bài và ở sách bài tập để  kiến thức “hoạt động”, có như vậy mới giúp ta nhớ lâu. Làm các bài tập lí thuyết trước sau đó mới làm các bài tính toán.
Biết quan sát, nhận xét, có hứng thú với thí nghiệm hoá học: đó là một phương pháp học rất tốt, hỗ trợ việc học rất hiệu quả (có thể kiếm thêm tư liệu, clip về phản ứng hoá học,…)

Sử dụng sơ đồ tư duy: Hãy tự tóm tắt lại toàn bộ những gì đã được học bằng một sơ đồ. Sơ đồ này sẽ giúp ta ghi nhớ một cách tổng quát hơn. Điều này giúp ta dễ nhớ hơn so với việc xem sơ đồ người khác (hoặc có thể tham khảo sơ đồ của ai đó để tự làm mới sơ đồ cho mình). Ngoài ra, nên ghi lại ý quan trọng vào quyển sổ riêng, và khi cần ta dễ tìm thấy.

Có óc quan sát những sự vật, hiện tượng xung quanh cuộc sống hàng ngày . Chẳng hạn khi ăn muối, đường, mì chính, dầu thức vật,… thì nhẩm lại công thức hoá học của chúng, khi cho chúng vào nước thì quan sát xem hiện tượng như thế nào,… Nhờ vậy ta củng cố trí nhớ môn hoá học rất nhiều.

Tìm điểm chung, các mối liên quan giữa các bài học, mối liên quan giữa cấu tạo và tính chất, để từ đó cùng lúc ta nhớ kiến thức của nhiều bài. Ví dụ ammoniac và các amin đều có nhóm –NH2 mang tính bazơ, nên chúng đều có phản ứng với axit, với muối,… Hay glixerol và đường glucozơ đều có nhiều nhóm –OH kề nhau, nên đều hoà tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo dung dịch phức đồng có màu xanh lam,…

Biết ghi nhớ một cách chọn lọc, logic, tránh học vẹt.

Biết kết hợp với các môn học khác: đặc biệt là các môn Toán, Lí , Sinh.

Nên học hỏi từ những bạn học giỏi Hoá: đó cũng là một cách để giúp mình học giỏi Hoá. Ngoài ra có thắc mắc gì thì đừng ngần ngại, hãy hỏi thầy, cô và bạn bè, họ sẽ giúp.

Có hứng thú, say mê với môn học: Phải say mê với môn học thì mới học được, cho dù có đi học thêm nhiều đi chăng nữa mà không có hứng thú học thì kết quả coi như bằng không.

Ngoài ra với điều kiện Công nghệ thông tin hiện nay mạnh và thuận lợi, thông tin môn Hóa học dễ dàng truyền thông trên mạng Internet, các em nên học trên mạng, tìm một Website học trực tuyến uy tín để học thêm sẽ tốt đấy!

Nhất là thư viện trường, hiện nay tập hợp khá nhiều tài liệu và sách hay về môn Hóa học, bạn có thể đến thư viện nghiên cứu, mượn đọc. Ở đây cũng sẽ giúp bạn học cực tốt môn Hóa đấy!


1. Bồi dưỡng học sinh giỏi Hoá học 9 theo chuyên đề: Dùng chung cho các bộ SGK hiện hành/ Nguyễn Xuân Trường, Quách Văn Long, Hoàng Thị Thuý Hương.- H.: Đại học Quốc gia Hà Nội, 2024.- 268tr.: hình vẽ, bảng; 24cm..
     ISBN: 9786044313092
     Chỉ số phân loại: 546.0712 9NXT.BD 2024
     Số ĐKCB: TK.03773, TK.03774, TK.03775, TK.03776,

6. 22 chuyên đề hay và khó bồi dưỡng học sinh giỏi Hoá học THCS. T.1/ Nguyễn Đình Hành, Ngô Võ Thạnh.- Tp. Hồ Chí Minh: Thanh niên, 2023.- 541 tr.: bảng; 24 cm.
     ISBN: 978-604-334-631-2
     Chỉ số phân loại: 546.076 NDH.22 2023
     Số ĐKCB: TK.03500, TK.03501, TK.03502, TK.03503,

10. Bồi dưỡng học sinh giỏi hoá học 8 theo chuyên đề: Dùng chung cho các bộ SGK hiện hành/ Hoàng Thị Thuý Hương,Nguyễn Xuân Trường,Quách Văn Long.- H.: Đại học Quốc gia Hà Nội, 2023.- 303tr.: hình vẽ, bảng; 24cm..
     ISBN: 978-604-396-624-4
     Chỉ số phân loại: 546.0712 8HTTH.BD 2023
     Số ĐKCB: TK.03496, TK.03497, TK.03498, TK.03499,

Phần mềm dành cho TV huyện và trường học16. NGUYỄN ĐÌNH HÀNH
    22 chuyên đề hay và khó bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học THCS. T.2/ Nguyễn Đình Hành, Ngô Võ Hạnh.- H.: Thanh niên, 2018.- 541 tr.; 24 cm.
     ISBN: 9786046465331
     Chỉ số phân loại: 546.076 NDH.22 2020
     Số ĐKCB: TK.02817, TK.02818,

Phần mềm dành cho TV huyện và trường học20. NGUYỄN ĐÌNH HÀNH
    22 chuyên đề hay và khó bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học THCS. T.1/ Nguyễn Đình Hành, Nguyễn Hữu Thọ.- H.: Đại học Quốc gia, 2019.- 366tr; 24cm.
     ISBN: 9786046245506
     Chỉ số phân loại: 546.076 NDH.21 2019
     Số ĐKCB: TK.02815, TK.02816,

25. Chuyên đề bồi dưỡng Hoá học 9/ Nguyễn Đình Chi, Nguyễn Văn Thoại.- In lần thứ 6.- H.: Đại học Sư phạm, 2019.- 151tr.: bảng; 24cm.
     Chỉ số phân loại: 546.0712 9.CD 2019
     Số ĐKCB: TK.02812, TK.02813, TK.02814,

Phần mềm dành cho TV huyện và trường học29. Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi qua các kì thi hoá học 8: Ôn luyện thi học sinh giỏi. Dành cho học sinh bồi dưỡng và nâng cao kiến thức.../ Hoàng Vũ.- H.: Đại học Quốc gia Hà Nội, 2018.- 222tr.: hình vẽ, bảng; 24cm.
     Phụ lục: tr. 190-222
     ISBN: 9786046237525
     Chỉ số phân loại: 546.076 8HV.CD 2018
     Số ĐKCB: TK.02810, TK.02811,

39. NGUYỄN ĐÌNH CHI,
    Chuyên đề bồi dưỡng hoá học 8: Theo chương trình SGK mới/ Nguyễn Đình Chi, Nguyễn Văn Thoại.- Tái bản lần thứ 2.- H.: Đại học Sư phạm, 2013.- 119tr.: bảng; 24cm.
     Chỉ số phân loại: 546 8NDC.CD 2013
     Số ĐKCB: TK.02132, TK.02133, TK.02253, TK.02254,

42. NGUYỄN ĐÌNH CHI
    Chuyên đề bồi dưỡng hoá học 8: Theo chương trình SGK mới/ Nguyễn Đình Chi, Nguyễn Văn Thoại.- Tái bản lần thứ 1.- H.: Đại học Sư phạm, 2008.- 119tr.: hình vẽ; 24cm.
     Chỉ số phân loại: 546 8NDC.CD 2008
     Số ĐKCB: TK.00982, TK.00983, TK.00984,

Mời quý Thầy, Cô và các em học sinh đọc "Thư mục giới thiệu sách môn Hóa học" của Thư viện trường THCS Tân Phú vừa biên soạn để giúp thầy trò trường mình dễ dàng tìm đọc.